Quy trình cơ bản khi sản xuất đồng phục mới nhất bạn cần biết
Bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ tới các bạn quy trình sản xuất áo thun đồng phục tại xưởng may.
Để hoàn thiện những chiếc áo đồng phục, chắc hẳn bạn cũng quan tâm xem các xưởng may đồng phục cần thực hiện qua các khâu bước nào, trong thời gian bao lâu và tiến hành các bước cụ thể ra sao để nắm được quy trình của họ và phối hợp công việc may in áo đồng phục được thuận lợi phải không nào.
1. Công đoạn chuẩn bị trước khi sản xuất
Đối với những xưởng may uy tín, chất lượng, trước khi có nhu cầu may họ sẽ tiến hành các công việc sau:
- Gặp gỡ khách hàng, lắng nghe ý kiến và yêu cầu của khách hàng, cùng bàn bạc, tư vấn, lên ý tưởng và hỗ trợ thiết kế đồng phục trọn gói, duyệt bản market và giá cả cụ thể, thời gian, tiến độ hoàn thành sản phẩm với khách hàng.
- May sản phẩm mẫu (nếu có) Mẫu đồng phục 2019
- Ký kết các thủ tục và thỏa thuận cần thiết giữa hai bên
- Kiểm tra nguồn vải, nguyên liệu, nhân công và lộ trình thực hiện để đáp ứng đơn hàng của khách hàng.
2. Công đoạn sản xuất : tùy thuộc vào từng loại vải, có thể có từ 5 đến 7 công đoạn:
Lấy size áo, đo và cắt vải:
Sau khi tiếp nhận đơn hàng của khách hàng, xưởng may sẽ tiến hành đo đạc các thông số cần thiết để may áo như chiều dài áo, vòng eo, vòng ngực, độ rộng, dài tay,… để đảm bảo chiếc áo được vừa vặn và thỏa mái nhất với mỗi khách hàng
Sau khi lấy số đo xong, tập hợp và lên số lượng mỗi size áo, xưởng may sẽ tiến hành vẽ và cắt vải thành phẩm để chuẩn bị may áo. Việc cắt vải đòi hỏi kỹ thuật tay nghề cao vì với một cây vải lớn và cắt vải hàng loạt, phải đảm bảo chính xác về kích thước một cách tuyệt đối để không bị hao hụt hỏng vải.
Vắt sổ:
Vải sau khi cắt xong, tùy theo đặc điểm từng loại vải mà một số loại sẽ được vắt sổ (nếu cần) để đảm bảo vải không bị sổ sau khi đã thực hiện các công đoạn hoàn thiện sau đó cũng như trong quá trình sử dụng của khách hàng.
In hoặc thêu thành phẩm:
Sau khi cắt vải xong, vải bán thành phẩm sẽ được chuyển xuống bộ phận in, thêu nếu đơn hàng có yêu cầu in, thêu logo, họa tiết trên áo. Việc in thêu được sử dụng bằng máy móc và công nghệ, tuy nhiên đòi hỏi kỹ thuật rất cẩn thận, tỉ mỉ và chính xác để cho ra sản phẩm đúng chuẩn bản gốc và màu sắc được sắc nét nhất. Chỉ cần một thao tác không chính xác có thể ảnh hưởng tới cả một quy trình.
Ráp thân áo và may áo :
Sau khi hoàn thiện xong quá trình in, thêu áo. Các mẫu vải sẽ được chuyển xuống bộ phận may để ráp những chiếc áo lại với nhau thành một sản phẩm hoàn chỉnh. Để cho ra một chiếc áo hoàn chỉnh, người thợ may phải tiến hành ráp khoảng năm hoặc hơn phần vải như vậy.
Để chiếc áo được đẹp thì tiêu chuẩn về đường may đòi hỏi phải đều, đẹp, chắc chắn, không có chỉ lỗi, chỉ thừa, do vậy mà công đoạn may cũng rất quan trọng để có được sản phẩm hoàn hảo nhất tới tay khách hàng.
Thùa khuy, cúc (nếu có):
Sau khi đã hoàn thiện công đoạn may, tùy vào thiết kế, nếu áo phông có cúc thì công đoạn tiếp theo sẽ được chuyển đến bộ phận thùa khuy và đơm cúc thành phẩm.
Kiểm tra chất lượng sản phẩm:
Sau khi hoàn thành tất cả các công đoạn ở trên, sản phẩm coi như đã được hoàn thiện, sẽ được chuyển tới bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi giao cho khách hàng. Công đoạn này được gọi như là bước kiểm tra cuối cùng nên rất quan trọng, đòi hỏi cán bộ kỹ thuật phải kiểm tra cẩn thận, tỉ mỉ, tinh mắt để phát hiện ra những lỗi (nếu có), sản phẩm bị lỗi sẽ không được chấp nhận và trả lại cho bộ phận làm lỗi để hoàn thiện lại.
Hoàn thiện và đóng gói sản phẩm:
Qua quá trình kiểm tra, sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng sẽ được đóng gói cẩn thận giao cho khách hàng.
3. Công đoạn sau sản xuất
Sau khi giao hàng cho khách hàng, bộ phận chăm sóc khách hàng sẽ lắng nghe, đón nhận ý kiến của khách hàng để nhận phải hồi về chất lượng sản phẩm, nếu có sai sót, lỗi sẽ tiếp nhận và khắc phục, giải quyết cho khách hàng một cách hợp lý và nhanh chóng nhất.
Nhận xét
Đăng nhận xét