Đồng phục bảo hộ lao động và những lưu ý khi lựa chọn
Khi nhắc tới đồng phục bảo hộ lao động là chúng ta đã liên tưởng ngay đến những người lao động làm việc trong điều kiện môi trường, thời tiết có những đặc điểm đặc biệt hơn.
Họ cần thiết phải trang bị trang phục bảo hộ cho họ để đảm bảo sức khỏe cho người lao động và hiệu quả công việc, chính vì vậy mà đồng phục bảo hộ lao động ngoài những tiêu chuẩn về mặt thẩm mỹ, quảng bá hình ảnh còn phải đáp ứng được tác dụng bảo hộ cho con người.
Với mỗi công việc đặc thù khác nhau, trang phục bảo hộ lao động có những yêu cầu riêng biệt khác nhau, vậy nên, để giúp cho các doanh nghiệp lựa chọn đúng bộ trang phục cho nhân công của đơn vị mình, bài viết dưới đây sẽ giới thiệu tới các bạn một số loại, mẫu đồng phục 2019 thường được sử dụng và những đặc điểm cơ bản nhất mà bạn cần lưu ý.
1. Những vị trí nào cần sử dụng đồng phục bảo hộ lao động
Thông thường, những người lao động làm việc trong nhà máy, nhà xưởng, làm việc bên ngoài có khí hậu khắc nghiệt như quá nóng, quá lạnh, môi trường làm việc quá bụi, quá tối, quá sáng, tiếp xúc với mầm bệnh, hóa chất, công việc có các yếu tố nguy hiểm như phải chèo trên cao hoặc đi sâu trong lòng đất, làm việc với thiết bị dẫn diện, dẫn nhiệt, … đều cần được trang bị bảo hộ lao động phù hợp.
Cụ thể những vị trí cần trang bị bảo hộ lao động như công nhân nhà máy, công nhân làm việc tại công trường, thợ điện, lính cứu hỏa, thợ mỏ, thợ hàn, thợ cơ khí, công nhân cầu đường, cảnh sát giao thông, bộ đội, kỹ sư, kỹ thuật, công nhân môi trường, công nhân cây xanh, công nhân làm sạch chuyên nghiệp, đầu bếp, ….
2. Những điều cần lưu ý khi lựa chọn đồng phục bảo hộ lao động
Với mỗi vị trí làm việc khác nhau, mỗi công việc với đặc thù khác nhau thì cũng cần trang phục bảo hộ lao động khác nhau để phù hợp với tính chất từng loại công việc, làm sao để đảm bảo chức năng bảo hộ tốt nhất cho người lao động. Yếu tố cơ bản của trang phục bảo hộ lao động chính là chất lượng vải tốt, độ bền cao, chống bắt bụi, dễ làm sạch, ít các chi tiết rườm rà, form rộng dài vừa phải để khi mặc được thỏa mái nhất, dễ dàng di chuyển làm việc nhất. Ngoài ra thì mỗi đặc trưng công việc cần lưu ý thêm những yếu tố sau:
- Đồng phục bảo hộ cho công trong nhà máy, nhà xưởng, trong nhà bếp, công trường ngoài trời: trang phục bảo hộ lao đồng cho những vị trí này cần đạt chất lượng tốt, có độ bền cao, chất vải dày dặn vừa phải, khả năng thấm hút mồ hôi tốt, khó bắt bụi, dễ làm sạch, may form rộng dài vừa phải để khi mặc thỏa mái nhất, màu sắc trang phục nên chọn màu sáng hoặc trung tính để hạn chế mức thấp nhất khả năng hấp thụ thêm nhiệt từ ánh nắng mặt trời hoặc nguồn nhiệt.
- Đồng phục bảo hộ công nhân trong các xưởng đông lạnh: trang phục bảo hộ lao động cần có chất vải dày dặn, có khả năng giữ nhiệt tốt, hạn chế thấm nước, màu sắc trung tính hoặc tối màu sẽ giúp tạo cảm giác ấm cúng hơn.
- Đồng phục cho y, bác sỹ làm việc trong bệnh viện: chất vải cần nhẹ, trơn láng, mịn, khả năng thấm hút tốt, có yếu tố kháng khuẩn, màu sắc sáng là tốt nhất.
- Đồng phục bảo hộ cho thợ cơ khí, hàn xì, kỹ thuật, thợ sửa chữa: ngoài những yếu tốt về chất liệu vải tốt, có độ bền cao thì cần thêm yếu tố đồng phục đảm bảo không có khả năng dẫn nhiệt.
- Đồng phục bảo hộ cho thợ điện, công việc liên quan tới điện, dẫn truyền điện: điểm cần lưu ý cơ bản nhất là trang phục không có khả năng truyền điện.
- Đồng phục bảo hộ cho nhân công làm việc vào ban đêm, thời tiết âm u: Cần có yếu tốt phản quang, nổi bật để dễ dàng nhận biết tín hiệu hoặc bắt sáng.
Ngoài ra còn rất nhiều vị trí công việc đặc thù cần đến yếu tố bảo hộ lao động, các doanh nghiệp có nhu cầu may đồng phục bảo hộ lao động cho nhân viên có thể liên hệ trực tiếp với xưởng may đồng phục bảo hộ lao động uy tín để được tư vấn hỗ trợ tốt hơn về dịch vụ, chất lượng và giá cả, đặc biệt là được hỗ trợ tư vấn thiết kế đồng phục trọn gói và tiếp cận những bộ sưu tập mẫu đồng phục 2018 bảo hộ lao động chuyên nghiệp nhất hiện nay.
Nhận xét
Đăng nhận xét